Cách sử dụng Toán tử cơ bản trong Python

Toán tử là các ký hiệu yêu cầu trình thông dịch thực hiện một thao tác cụ thể như số học, so sánh, logic, v.v.

Được chia làm các loại toán tử khác nhau trong Python được liệt kê như sau:

  1. Arithmetic Operators: Toán tử số học
  2. Relational Operators: Toán tử quan hệ
  3. Bitwise Operators: Toán tử Biwter
  4. Assignment Operators: Toán tử gán
  5. Logical Operators: Toán tử logic
  6. Membership Operators: Toán tử khai thác
  7. Identity Operators: Toán tử xác thực

1. Arithmetic Operators: Toán tử số học

Toán tử số học lấy hai tham số làm đầu vào, thực hiện phép tính và trả về kết quả.

Xét biểu thức “a = 2 + 3”. Ở đây, 2 và 3 là tham số và + là toán tử số học. Kết quả của phép toán được lưu trữ trong biến a.

 

OPERATOR DESCRIPTION USAGE
+ Thực hiện phép cộng 12 + 3 = 15
Thực hiện phép trừ 12 – 3 = 9
* Thực hiện phép nhân 12 * 3 = 36
/ Thực hiện phép chia 12 / 3 = 4
% Thực hiện phép chia chia lấy phần dư 16 % 3 = 1
** Toán tử mũ. a**b = ab 12 ** 3 = 1728
// Toán tử chia làm tròn xuống. 18 // 5 = 3

2. Relational Operators: Toán tử quan hệ

Toán tử quan hệ được sử dụng để so sánh hai toán hạng nhằm quyết định mối quan hệ giữa chúng. Nó trả về một giá trị boolean (đúng hoặc sai) dựa trên điều kiện.

OPERATOR DESCRIPTION USAGE
> Trả về True nếu toán tử bên trái lớn hơn toán tử bên phải 12 > 3 returns True
< Trả về True nếu toán tử bên phải lớn hơn toán tử bên trái 12 < 3 returns False
== Trả về True nếu cả hai đều bằng nhau 12 == 3 returns False
>= Trả về True nếu toán hạng bên trái lớn hơn hoặc bằng toán tử bên phải 12 >= 3 returns True
<= Trả về True nếu toán hạng bên phải lớn hơn hoặc bằng toán tử bên trái 12 <= 3 returns False
!= Trả về True nếu cả hai toán tử không bằng nhau 12 != 3 returns True

 

3 Toán tử Biwter – Bitwise Operators.

Toán tử bitwise thực hiện cá giá trị bit hệ nhị phân

Hãy xem xét a = 2 (trong ký hiệu nhị phân, 10) và b = 3 (trong ký hiệu nhị phân, 11) cho các cách sử dụng dưới đây.

 

OPERATOR DESCRIPTION USAGE
& Thực hiện thao tác AND a & b = 2 (Binary: 10 & 11 = 10)
| Thực hiện phép toán OR a | b = 3 (Binary: 10 | 11 = 11)
^ Thực hiện thao tác XOR a ^ b = 1 (Binary: 10 ^ 11 = 01)
~ Thực hiện phép toán NOT theo chiều bit. Lật từng bit trong tham số ~a = -3 (Binary: ~(00000010) = (11111101))
>> Thực hiện dịch chuyển phải theo chiều bit. Dịch chuyển các bit bên trái, sang bên phải theo số bit được chỉ định bên phải a >> b = 0 (Binary: 00000010 >> 00000011 = 0)
<< Thực hiện dịch chuyển trái theo chiều bit. Dịch chuyển các bit của  bên trái, sang trái theo số bit được chỉ định là bên phải a << b = 16 (Binary: 00000010 << 00000011 = 00001000)

4. Assignment Operators: Toán tử gán

Toán tử gán được sử dụng để gán giá trị cho một biến. Điều này thường được kết hợp với các toán tử khác (như số học, bitwise) trong đó thao tác được thực hiện trên toán tử và kết quả được gán cho giá trị bên trái.

ví dụ sau đây, a = 18. Ở đây = là toán tử gán và kết quả được lưu trong biến a. a += 10.

Ở đây += là toán tử gán và kết quả được lưu trong biến a. Điều này giống như a = a + 10.

Toán Tử Chú Thích Ví Dụ
 = Toán tử này dùng để gán giá trị của một đối tượng cho một giá trị c = a (lúc này c sẽ có giá trị = 5)
+= Toán tử này cộng rồi gắn giá trị cho đối tượng c += a (tương đương với c = c + a)
-= Toán tử này trừ rồi gắn giá trị cho đối tượng c -= a (tương đương với c = c – a)
*= Toán tử này trừ rồi gắn giá trị cho đối tượng c *= a (tương đương với c = c * a)
/= Toán tử này chia rồi gắn giá trị cho đối tượng c /= a (tương đương với c = c / a)
% Toán tử này chia hết rồi gắn giá trị cho đối tượng c %= a (tương đương với c = c % a)
**= Toán tử này lũy thừa rồi gắn giá trị cho đối tượng c **= a (tương đương với c = c ** a)
//= Toán tử này chia làm tròn rồi gắn giá trị cho đối tượng c //= a (tương đương với c = c // a)

 

5. Logical Operators: Toán tử logic

Toán tử logic trong Python hoàn toàn giống như các ngôn ngữ khác. Nó gồm có 3 kiểu cơ bản như sau:

Toán Tử Chú Thích
and Nếu 2 vế của toán tử này đều là True thì kết quả sẽ là True và ngược lại nếu 1 trong 2 vế là False thì kết quả trả về sẽ là False.
or Nếu 1 trong 2 vế là True thì kết quả trả về sẽ là True và ngược lại nếu cả 2 vế là False thì kết quả trả về sẽ là False.
not Đây là dạng phủ định, nếu biểu thức là True thì nó sẽ trả về là False và ngược lại.

6. Membership Operators: Toán tử khai thác

Toán tử khai thác được sử dụng để xác định thành viên trong bất kỳ chuỗi nào (danh sách, chuỗi, bộ dữ liệu).

Giả sử: a = 4, b = [1,5,7,6,9]

Toán Tử Chú Thích Ví Dụ
in Nếu 1 đối số thuộc một tập đối số nó sẽ trả về True và ngược lại/ a in b //False
not in Nếu 1 đối số không thuộc một tập đối số nó sẽ trả về True và ngược lại/ a not in b //True
a = [1,2,3,4,5]
  
#Is 3 in the list a?
print 3 in a # prints True 
  
#Is 12 not in list a?
print 12 not in a # prints True
  
str = "Hello World"
  
#Does the string str contain World?
print "World" in str # prints True
  
#Does the string str contain world? (note: case sensitive)
print "world" in str # prints False  

print "code" not in str # prints True

7. Identity Operators: Toán tử xác thực

Dạng Toán tử này dùng để xác thực hai giá trị xem nó có bằng nhau hay không. Và trong Python hỗ trợ chúng ta 2 dạng sau:

Giả sử: a = 4, b =5

Toán Tử Chú Thích Ví Dụ
is Toán tử này sẽ trả về True nếu a == b và ngược lại  a is b //False
not is Toán tử này sẽ trả về True nếu a != b và ngược lại a is not b //True
ví dụ

a = 3
b = 3  
c = 4
print a is b # prints True
print a is not b # prints False
print a is not c # prints True

x = 1
y = x
z = y
print z is 1 # prints True
print z is x # prints True

str1 = "FreeCodeCamp"
str2 = "FreeCodeCamp"

print str1 is str2 # prints True
print "Code" is str2 # prints False

a = [10,20,30]
b = [10,20,30]

print a is b # prints False (since lists are mutable in Python)  
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x